Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Giải đáp các vấn đề về bệnh lậu

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc nhiễm bệnh lậu không ngừng gia tăng. Điều này cho thấy, sự hiểu biết cũng như ý thức phòng ngừa bệnh là rất thấp. Vì thế, những giải đáp về bệnh lậu dưới đây cũng chính là nguồn kiến thức hữu ích giúp tất cả mọi người nhận biết lậu là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, nhận biết, điều trị và phòng ngừa như thế nào? Từ đó, bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.
Bệnh lậu là gì?
Theo các bác sĩ bệnh xã hội cho biết, lậu là căn bệnh gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục do song cầu lậu khuẩn gây ra. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục, một số trường hợp ít là lây nhiễm từ mẹ sang con, lây nhiễm gián tiếp qua vật dụng chung gian. Bệnh lậu có thể gặp ở bất cứ ai, xong tập trung nhiều nhất là ở độ tuổi từ 16- 30, vì đây là lứa tuổi đang có hoạt động tình dục cao. Hiện nay, bệnh lậu cũng là bệnh có tỷ lệ mắc nhiễm cao nhất trong nhóm bệnh lây qua đường tình dục hiện nay.
Bệnh lậu lây truyền như thế nào?
- Như đã nói ở trên, bệnh lậu lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn và bạn có thể lây nhiễm lậu khi quan hệ bằng bất cứ hình thức nào như qua hậu môn, âm đạo hay bằng miệng với người bị bệnh.
- Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể truyền bệnh sang em bé trong quá trình sinh nở.
- Một vài trường hợp khác là lây nhiễm khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh lậu như chăn màn, khăn tắm, quần áo, đồ dùng vệ sinh răng miệng…
Làm sao để phòng tránh được bệnh lậu?
Mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh bằng các cách sau:
- Xây dựng lối sống sinh hoạt tình dục an toàn bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ bằng bao cao su hay tấm bảo vệ miệng (quan hệ bằng miệng) không quan hệ với gái mại dâm, với nhiều đối tác tình dục, với những người đang nghi ngờ có bệnh tình dục…

- Hãy biết chắc chắn đối tác tình dục của mình không có bất cứ bệnh gì và hãy duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả hai phía với người bạn tình đã được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với STD….
- Hãy thực hiện khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục định kỳ 3 – 6 tháng/lần, nhất là những người đang có hoạt động tình dục, mong muốn sinh con, sắp lấy nhau hoặc đang có mối quan hệ tình dục ngoài luồng…
Những ai sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu?
Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc nhiễm bệnh lậu. Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ mình bằng cách xây dựng các biện pháp phòng ngừa như đã nói ở trên.
Với phụ nữ mang thai mà nhiễm bệnh lậu, bệnh sẽ ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?
Phụ nữ đang mang thai mà bị mắc nhiễm bệnh lậu thì có khả năng sẽ truyền bệnh cho con mình trong quá trình sinh nở, trẻ sinh ra sẽ bị bệnh lậu bẩm sinh. Nhiễm lậu ở những tháng đầu còn gây ra sảy thai cho thai phụ, các tháng về sau có thể gây sinh non hoặc chết lưu. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh lậu khi mang thai chị em cần phải báo ngay cho bác sĩ sẽ để phương hướng điều trị để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Ðiều trị bệnh lậu càng sớm thì có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng về sức khỏe cho con của bạn.
Làm sao để nhận biết được bản thân đang bị mắc nhiễm bệnh lậu?
Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh rất ngắn sau 7 – 10 ngày quan hệ với người bệnh thì sẽ có biểu hiện lâm sàng, lúc đó mọi người sẽ thấy các triệu chứng trên người như:
- Đi tiểu nóng rát, đau buốt… do đó dẫn tới khó đi tiểu và bí tiểu
- Tiết dịch niệu đạo giống như mủ ở nam giới, tiết dịch âm đạo bất thường ở nữ giới.
- Quan hệ tình dục có cảm giác đau đớn.
- Vùng tinh hoàn ở nam giới bị đau hoặc sưng.
- Chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý: Đôi khi ở phụ nữ bệnh không có nhiều biểu hiện hoặc biểu hiện mờ nhạt nên đôi khi rất khó phát hiện. Hoặc đôi khi chị em sẽ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Những lúc như vậy, hãy thực hiện thăm khám và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh tình.
Bệnh lậu nếu không phát hiện và chữa trị sớ, có thể gây ra viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nhiễm trùng trực tràng…
Làm thế nào để xác định chính xác bệnh lậu?
Tất cả các trường hợp để biết chính xác bệnh lậu thì sẽ phải thực hiện xét nghiệm xét nghiệm nước tiểu để tìm song cầu lậu. Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc đường miệng, có thể sử dụng gạc để thu thập mẫu xét nghiệm từ cổ họng và/hoặc trực tràng của bạn. Cũng có thể là lấy các mẫu dịch mủ ở niệu đạo (nam giới), âm đạo (ở nữ giới) để xét nghiệm tìm lậu khuẩn.
Bệnh lậu có thể chữa khỏi hay không?
Hiện nay bệnh lậu đã có thuốc đặc trị do đó hoàn toàn có điều trị khỏi bệnh lậu nếu chữa trị kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới khả năng sinh sản và sinh lý về sau. Hơn thế nữa, mọi người phải sử dụng tất cả các thuốc mà bác sĩ kê đơn để chữa khỏi căn bệnh truyền nhiễm này. Không nên dùng chung thuốc điều trị bệnh lậu với bất kỳ ai.
Sau khi điều trị, hãy gặp lại bác sĩ một lần nữa để thăm khám, xác định lại bệnh tình. Đồng thời, cần phải nghiêm chỉnh thực hiện  phòng tránh tái phát sau điều trị.
Sau khi điều trị bệnh lậu bao lâu sau có thể quan hệ tình dục trở lại?
Sau khi điều trị bệnh tình và đã đi khám xét lại, kết quả không có vấn đề gì thì sau 7- 10 ngày sau có thể quan hệ tình dục lại bình thường. Nếu trước đây bạn đã bị nhiễm bệnh lậu và dùng thuốc, bạn vẫn có thể bị tái nhiễm nếu có quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh lậu. Vì thế, hãy nhớ phòng ngừa tái phát an toàn về sau.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các vấn đề liên quan đến bệnh lậu. Mong rằng, mọi người nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình một cách tốt nhất. Nếu muôn biết thêm bất cứ vấn đề gì khác hay mong muốn điều trị. Hãy liên hệ tới các trung tâm y tế chuyên về bệnh xã hội gần nhất hoặc Phòng khám đa khoa Thiên Hòa, để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn cụ thể và miễn phí.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét