Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Luôn phải cảnh giác với bệnh rận mu

Sau một thời gian vắng bóng, tưởng chừng rận mu đã dần tuyệt chủng, không có khả năng quay trở lại nữa. Song chúng lại xuất hiện một cách rầm rộ hơn, khiến người người phải lo sợ. Nhất là vào những chỗ đông người và trong thời nóng ẩm, rận mu càng dễ dàng phát triển và tấn công mọi người nhanh chóng. Vậy, rận mu là gì, nó nguy hiểm ra sao…? Những thông tin sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ, nhất là những bạn trẻ. Sự thận trọng trong mọi sinh hoạt cuộc sống là điều hết sức cần thiết.
Những thông tin về bệnh rận mu
Rận mu là một loại côn trùng hút máu, sống ký sinh ở vùng lông mu và các vùng lông khác trên cơ thể người, nó có tên khoa học là Pthirus pubis. Những người bị mắc nhiễm phải bệnh này thường tìm thấy rận mu nhiều nhất ở vùng lông mu, lông mi mắt, vùng tóc… Nói chung bất cứ ở vùng nào có lông chúng đều bám víu và ký sinh.
Đặc điểm của loại rận mu này là nó có rất nhiều mong vuốt con nên chúng thường bám víu và da và tóc rất chắc. Bình thường loài rận lông mu này nằm sây ở lỗ chân lông, chỉ ló phần đều ra bên ngoài nên để phát hiện và bắt chúng hơi khó. Nam giới các vùng lông trên cơ thể thường rậm và nhiều hơn nên sự tung hoành cũng chúng cũng rộng hơn.
Rận lông mu là một loại bệnh được xếp vào nhóm bệnh xã hội cùng với các bệnh như bệnh lậu, mụn rộp sinh dục… nhưng đặc điểm của rận lông mu hoàn toàn khác so với các bệnh xã hội khác, vì thông thường bệnh lậu, mụn rộp, hpv là virus phát triển bên môi trường bên trong, còn rận mu sẽ ký sinh bên ngoài. Rận mu lây nhiễm qua đường tình dục là chính yếu. Ngoài ra còn lây nhiễm qua các vật dụng trung gian như như quần áo, chăn màn, giường, chiếu, tấm trải giường…


Triệu chứng của bệnh rận mu
Khi người bị rận mu hút máu sẽ có cảm giác vô cùng ngứa ngáy, nhiều khi ngứa dữ dội ở khu vực bị tấn công. Vùng bị rận mu cắn cũng sẽ nổi các nốt mẩn đỏ trong nhiều ngày. Vì ngứa nên người bệnh thường sẽ phải gãi liên tục nên dễ khiến cho vùng ngứa bị trầy xước, tổn thương hoặc bị viêm loét, mưng mủ… Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có các triệu chứng như sốt nhẹ, bị đau mỏi cơ bắp, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, nổi hạch ở vùng cổ.
Điều trị và phòng tránh rận mu
Phát hiện ra sớm điều trị không quá khó khăn. Vì thế, khi có các dấu hiệu đau ngứa ở các vùng lông mu và vùng lông khác trên cơ thể hãy chủ động đi khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có thuốc bôi đặc trị. Thông thường thuốc điều trị rận mu sẽ là thuốc bôi Permethrin 1% dạng kem hoặc thuốc bôi Pyrethrins với piperonyl butoxide và rửa sạch sau 10 phút.
Với những trường hợp đặc biệt như phụ nữ có thai, rận mu ở lông mi, người bị nhiễm HIV hoặc các bệnh xã hội khác thường điều trị theo liệu trình riêng và phải cẩn thận hơn rất nhiều. Vì thế, hãy nghe theo sử chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, để khỏi triệt để cũng như phòng tránh về sau, mọi người cần:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, nhất là bộ phận sinh dục, nhưng vùng có rận mu cần phải cạo hết cho sạch để rận mu không còn chỗ bám víu.
- Giặt sạch sẽ chăn, mềm, màn, quần áo… để tránh lây nhiễm cho người khác cũng như để tránh sau khi khỏi bệnh, rận mu lại tấn công trở lại. Đồng thời, không được sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bất kỳ ai.
- Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích về bệnh rận mu, tất cả chúng ta cần phải nắm rõ và cảnh giác. Rận mu lây nhiễm nhanh chóng và gây hại rất lớn cho sức khỏe, cuộc sống con người. Hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế, nếu có các bất thường xảy ra. Nếu muốn biết thêm thông tin hay có băn khoăn gì? Hãy liên hệ tới Phòng khám đa khoa Thiên Hòa, các chuyên gia sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét